Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Nói sao cho trẻ nghe lời cha mẹ hiểu cảm xúc của trẻ đến đâu và có thông điệp với các con

Một bài viết rất hay mà đội ngũ gia sư dạy tiếng Pháp cho học sinh tiểu học, trẻ em muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Một bài viết chia sẻ cách dạy trẻ, nói sao cho trẻ nghe lời rất phù hợp với các thành viên có con nhỏ học tiếng Pháp mà nói con không nghe, con ương bướng. 
Nói sao cho trẻ nghe lời, thực chất là cách cha mẹ thấu hiểu cảm xúc của trẻ đến đâu, cùng với nó là đưa ra những thông điệp rõ ràng với trẻ trên thái độ tôn trọng trẻ.

Ví dụ khi về VN mình nhận ra lí do lớn nhất để trẻ con không nghe lời và hay quậy phá, không giữ phép tắc chính là vì người lớn chưa "biết" cách truyền tải thông điệp cho trẻ hiểu một cách hiệu quả nhất.
Thay vì mắng trẻ những câu rất chung chung mà trẻ rất khó hiểu như " đừng có nghịch linh tinh, đừng có ồn ào" hay những câu chỉ trích cá nhân "trời ơi, nghịch quá thể. Nói mà không nghe. Bướng lắm cơ. Khó bảo..."
Chúng ta nên nói cho trẻ thông điệp rõ ràng "chúng ta không đc chạm vào đồ của người khác khi chưa hỏi họ". "Trong thang máy mình đừng nhảy", " đến nhà người khác đừng tự ý nghịch đồ nhé.", "mình đừng mở loa to. Vì mọi người sẽ rất điếc tai. "Hôm nay đi siêu thị nhưng mình hứa là sẽ không mua kẹo con nhé". Với thái độ nghiêm túc, ngồi ngang tầm con để nhắc nhở thì mình tin nó sẽ rất hiệu quả.

Mình từng chứng kiến hầu hết người lớn đưa ra thông điệp nhưng lại luôn đứng từ xa để quát thay vì chạy tới, ngồi ngang tầm và nhìn vào mắt trẻ để nói. Đứa trẻ không được tôn trọng, và không thấy sự nghiêm túc trong lời nói của ba mẹ, ông bà thì dù có la hét cả ngày chúng cũng không hiểu và không nghe.

Trẻ con cần nghe những thông điệp rõ ràng, có sự giải thích thay vì những câu la mắng chung chung. nhưng phải trên thái độ tôn trọng, không phê phán đánh giá cá nhân.
Đơn giản vì chúng là trẻ con mà. Chúng cần rất nhiều năm tháng để hiểu hết ý nghĩa và đọc hiểu tình huống trong những câu nói chung chung, không đưa ra thông điệp rõ ràng kiểu "đừng có ồn ào, đừng có nghịch linh tinh"...

Hi vọng mình có thể chia sẻ với mọi người nhiều hơn những câu chuyện của chính mình trong giai đoạn phản kháng của Bon trong chiều thứ 6 này.
Cũng có những khi mình bối rối, tức giận, la mắng con... nhưng trên tất cả mình chỉ muốn những chia sẻ này là động lực cổ vũ cho các mẹ trên hành trình nuôi dạy con.
Rằng không tồn tại bà mẹ hoàn hảo nào trên đời cả. Quan trọng là chúng ta phải luôn thấy hạnh phúc mỗi ngày và bỏ ngoài cửa những lo âu, bộn bề của công việc khi đón con về nhà thôi. Đó là cách mình làm khi ở bên Bon, nhất là từ khi về hẳn VN.
Để phân biệt đồ của ai có nhiều cách như viết tên hay dấu hiệu lên đồ của mỗi bạn ấy thế là bạn ấy sẽ hiểu. Nhưng về cơ bản thì theo mình, trc khi để bạn ấy cho em mươn đồ thì cần dạy bạn ấy hỏi người khác để mượn khi muốn chơi, học cách nói cảm ơn khi đc mượn đồ từ tầm 2-3 tuổi.Mình nghĩ là anh em thì quan trọng ko hẳn phải chia rành manhjc đây là đồ của anh, kia là đồ của em. Mà làm sao để 2 anh em chơi chung với nhau. Như vậy thì ngay từ ban đầu việc dạy các bạn quy tắc muốn chơi phải hỏi "cho em mượn, cho anh mượn", và phải biết nói cảm ơn khi đc cho mượn đồ. Ngay cả đồ cảu bố mẹ cũng vậy. bạn ấy sẽ phải học cách hỏi xin mượn trước khi sờ vào. Thì sau 1 tgian mình tin bạn ấy sẽ ko còn ích kỉ nữa, mà học được cách chia sẻ. Tầm 3 tuổi trẻ cũng vẫn chưa biết cho ng khác mượn đồ 1 cách chủ động đâu, nhưng đến 4-5 tuổi thì là gđ cần để dạy trẻ quy tắc này.
Một số ý kiến của thành viên đã bình luận trong nhóm dạy gia sư tiếng Pháp cho học sinh tiểu học chúng tôi xin nhặt ra đây.
Mình cũng làm như vậy: ngồi xuống nói chuyện với con "Đây là đồ chơi của em, con không thể giành lấy được". Và rồi nó gào lên "Không phải là của em, của con" Xong mình lại phải tiếp tục: "Mẹ mua Khủng long cho con, còn đồ bác sĩ cho em Vie, vậy cái này là của em". Tới đây nó vẫn tiếp tục "Không phải, của con". Ôi bó tay.

Mình thật sự không biết thế nào nữa. Biết rằng trước kia sai ở chỗ có mình nó nên không nói rõ ràng cái nào của con cái nào của mẹ. Có em vào mới thấy, nhưng sửa sai mãi mà không có kết quả.
Em cũng luôn dặn lòng phải như vậy nhưng không hiểu sao câu trước câu sau lại mắng con. mắng song rồi thì lại thấy thương con thấy có lỗi vô cùng. biết làm sao bây giờ đây chị.
Cũng hỏi rất lịch sự "Em Vie cho anh hai chơi chung được không?" Em đồng ý thì vui vẻ. Em không đồng ý thì năn nỉ thêm, ko được là xông vào lấy.

 
Scroll to top