Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Đầy đủ thông tin về các khóa học giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam


Các chương trình giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục quốc gia

Tiếng Pháp là ngoại ngữ đứng thứ hai sau tiếng Anh nếu xét vào số lượng người học. Mục tiêu ưu tiên của hợp tác song phương trong lĩnh vực ngôn ngữ là duy trì việc giảng dạy tiếng Pháp lâu dài ở Việt Nam. Điều này được thể hiện trong tư tưởng và hình thức chỉ đạo các định hướng mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, nhằm đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia.
Vào tháng 9 năm 2008, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Pháp trong số 4 ngoại ngữ được dạy chính ở cấp tiểu học và trung học (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga) và dự kiến phát triển các chương trình dạy tiếng Pháp hiện có trên phạm vi cả nước, sau tiếng Anh. Như vậy tiếng Pháp sẽ được giảng dạy đại trà từ nay cho đến năm 2020 trong hệ thống các trường công lập của Việt Nam

Dạy tiếng Pháp tại Việt Nam về mặt hành chính được chia thành 2 chương trình (ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2) và về mặt chuyên môn được chia thành 4 chương trình khác nhau. Việc thực hiện các chương trình không những cho phép đáp ứng nhu cầu của người học, sử dụng các phương tiện, nguồn lực sẵn có, mà còn duy trì được số lượng hơn 100 000 học sinh.
Tiếng Pháp NN1 (chương trình chuẩn hiện hành)Tiếng Pháp NN 1 - tăng cường (lớp chuyêDạy/học tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp (lớp song ngữ)Tiếng Pháp NN 2 (trường trung học)100-150 tiết/năm

Ngoài tài trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, chương trình song ngữ nói riêng còn nhận được sự giúp đỡ và tham gia tích cực về mặt kỹ thuật và tài chính của các đối tác : Cơ quan Đại học Pháp ngữ (A.U.F) , Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (O.I.F.), vùng Wallonie-Bruxelles, chính quyền vùng Québec và các địa phương của Pháp như : Cụtes d’Armor, Poitou-Charentes, Rhụne Alpes, Ile de France, .....

Từ năm 2001 đến năm 2010, hỗ trợ của Pháp cho phát triển giảng dạy tiếng Pháp tăng lên thông qua một dự án thuộc Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP). Các hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ này một mặt củng cố hệ thống các trường phổ thông dạy song ngữ đã có, mặt khác bắt đầu một cách có hiệu quả việc dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ thứ hai trong trường trung học phổ thông.
Tiếng Pháp trong các trường đại học và cao đẳng

Các chương trình học tiếng Pháp đa dạng ở phổ thông cũng tạo ra các định hướng đa dạng cho sinh viên ở bậc học đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đồng thời chuẩn bị cho họ tiếp tục theo học đại học ở Pháp hoặc tại các nước nói tiếng Pháp, hiện nay tại các trường đại học ở Việt Nam có khoảng 15 000 người học tiếng Pháp trong đó:

22% trong các khoa chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Pháp: xây dựng và đô thị/ nông nghiệp/ công nghệ sinh học/ công nghiệp thực phẩm, khoa học kinh tế và quản lý, địa lý và du lịch, y tế, luật, tin học và công nghệ mới, hoá học và môi trường.
33% trong 7 khoa tiếng Pháp và 2 trường đại học sư phạm đào tạo các giáo viên tiếng Pháp.
45% học tại các chuyên ngành mà tiếng Pháp được coi là một môn học lựa chọn hay ngoại ngữ hai, trong các chương trình đào tạo chất lượng cao được Pháp hỗ trợ và hợp tác đa phương: tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Tin học Pháp ngữ Hà Nội, Nhà Pháp luật Việt - Pháp hay các trường Đại học Pháp được AUF và hai trường Đại học Quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ.
Hoàn thiện ngôn ngữ

Từ nhiều năm nay, để đáp ứng các yêu cầu học ngoại ngữ chuyên ngành hoặc nâng cao, các cơ cấu giảng dạy tiếng Pháp khác đã được phát triển tại Việt Nam với sự hỗ trợ của hợp tác song phương như:

Đào tạo tiếng Pháp để cấp chứng chỉ hay cấp bằng : Được coi là yếu tố quyết định quan trọng để có được các xuất học bổng hay thị thực nhập cảnh vào Pháp và là tiêu chí đánh giá trong các chương trình học chuyên ngành bằng tiếng Pháp ở đại học. Bằng DELF/DALF hay TCF trở thành mục tiêu chính của các dự định học tiếng Pháp cho cá nhân. Tất cả các trung tâm dạy tiếng Pháp tại Việt Nam (5 Trung tâm tiếng Pháp, 1 Viện trao đổi văn hoá với Pháp, 3 trường Đại học ngoại ngữ, 8 khoa sư phạm, 2 Trung tâm tiếng Pháp chuyên ngành, 11 cơ sở tham gia vào chương trình dạy tiếng Pháp y tế, 41 khoa chuyên ngành ở đại học giảng dạy bằng tiếng Pháp) đều có chương trình giảng dạy giúp học viên tham gia vào các kỳ thi để lấy bằng DELF/DALF. Trung bình, hàng năm có khoảng 4000 thí sinh tham gia vào các kỳ thi DEL/DALF, 1000 đến 1200 thí sinh tham gia thi lấy Chứng chỉ trình độ tiếng Pháp (TCF).

Học tiếng Pháp theo các mục tiêu đặc thù: Các khoá đào tạo theo các mục tiêu đặc thù (chuẩn bị cho các kỳ thi tiếng Pháp chuyên ngành, đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp, đào tạo các cán bộ y tế) không những được ưa chuộng bởi các sinh viên muốn bổ sung vào bằng đại học của mình một khoá đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành và được cấp bằng mà còn được ưa chuộng bởi các nhà chuyên môn và cán bộ. Như vậy, ngoài hệ thống giảng dạy tiếng Pháp "theo yêu cầu" tại Trung tâm Văn hoá Pháp tại Hà Nôi và IDECAF, từ nhiều năm nay 3 hướng quan trọng đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành được phát triển đó là:

Trung tâm đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành (CFC), chuyên về chuẩn bị cho các kỳ thi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris (CCIP). Mỗi năm tiếp nhận 2 khoá học viên, mỗi khoá có 750 học viên chia làm 30 lớp.

Trung tâm đào tạo biên phiên dịch (CFIT) đào tạo trong hai năm và cấp bằng quốc gia biên phiên dịch và phiên dịch cấp cao hội thảo cho học viên là những ngưòi đã tốt nghiệp đại học xuất sắc.

Tiếng Pháp y tế: 11 cơ sở y tế hoặc các trường đại học y tổ chức cho đến năm 2008 các lớp học buổi tối cho hơn 500 học viên (là y tá, dược sĩ, sinh viên của các trường đại học Y và đặc biệt là các bác sĩ, ứng viên của chương trình FFI).

Trung tâm gia sư tiếng Pháp Hà Nội theo ambafrance-vn.org

 
Scroll to top